Jean-Marc 2007 Sài Gòn Quận 10
Tôi muốn thể hiện sự trìu mến của tôi với tất cả những người Việt Nam mà tôi gặp theo tôi, họ là những thiên thần của nụ cười.
Phục vụ quyền trẻ em
Serving children’s rights
Sài Gòn tình yêu của tôi
154 trang và 480 ảnh
©[2007/2013] PHOTOGRAPHER: JEAN-MARC
Thứ hai ngày 20 tháng Mười 2008, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh bảy giờ sáng . Những công trình sửa chửa lòng đường và dòng xe máy không ngừng chảy khiến cho mỗi lần các xe giao chéo nhau là mỗi một thách thức. Kèn xe liên tục, và tôi ở đó, chứng kiến một sự hỗn độn mà lại xuông xẻ đến kỳ diệu. Kia là người bạn cụt chân của tôi, anh đang băng qua đường với một nụ cười rạng rỡ để đến chào tôi.Tôi bấm máy lia lịa, vì đó là Việt Nam!
Toàn là phụ nữ là làm việc chăm chỉ! Ngày nay phụ nữ Việt Nam đóng vai trò thiết yếu trong xã hội, là một đòn bẩy chủ động, một trụ cột mà đàn ông không thể không tựa vào. Họ thường phải làm công việc thứ hai trong ngày. Đàn ông thì ngồi xổm đánh bài, những đồng Việt Nam kẹp giữa các ngón chân. Người ta mời tôi một cốc bia, tôi nghĩ rằng nếu vợ đình công, anh ta sẽ chết đói!Tôi bấm máy lia lịa, vì đó là Việt Nam!
Khó mà tránh được ý định sản sinh ra các công trình to lớn: một sân bay quốc tế mới toanh, một cảng biển, bốn xa lộ vành đai, một đường xe điện, sáu tuyến tàu điện ngầm, dự án phát triển bền vững về giao thông công chánh, khu dân cư tập thể, một quận mới, một chục cây cầu, một đường hầm vượt sông Sài gòn, mạng lưới quốc lộ xuyên Việt, một trung tâm giao dịch hiện đại, nhiều khách sạn và khu mua sắm cao cấp. Hàng loạt những dự án hàng tỷ đô la nhằm làm thay đổi sâu sắc môi trường sống và dường như không có rào cản tự nhiên nào kiềm hảm sức bật này.Mạng lưới thành thị trở nên dầy đặc, tôi ở đây không phải để nhìn bêtông, vì thế tôi lũi vô một hẽm nhỏ để quan sát cuộc sống thường nhật của những người mà chẳng ai biết đến. Những chỗ ở chật hẹp với hàng tá con cái, những nghề làm không ra tấm ra món do những người phụ nữ đảm nhận. Những người đàn ông đang dọn dẹp vôi gạch vụng: ngôi nhà vừa mới sập hồi sáu giờ sáng nay. Vài nhạc cụ trổi lên khiến tôi chú ý. Ăn mặc chỉnh tề, một anh chàng Đài Loan chủ hiệu bánh, đứng đợi trước cửa một căn nhà và tám cô gái trang điểm xếp hàng danh dự; anh đang chờ cô vợ trẻ Việt Nam mới cưới với nụ cười tươi. Đám trẻ con trêu chọc anh ta một cách dễ thương, anh ta mồ hôi nhễ nhãi, và cũng như tôi, chẳng hiểu mô tê gì.Tôi bấm máy lia lịa, vì đó là Việt Nam!
Quận 4, tôi muốn tìm lại một gia đình sống bên bờ kênh, nhưng chỗ trú thân tồi tàn của họ vừa bị cào bằng. Tôi còn giữ tấm hình chụp người ông, sống ở đây hơn 30 năm, cho dù chẳng ai muốn sống ở cái chốn sình lầy này. Và những người phụ nữ với những đôi tay nhăn nheo vì bóc vỏ tỏi bây giờ đâu rồi? Không ai biết, nhưng có một quan chức mà người ta gọi là « qui họach bờ kè ». Tôi không có ý định chụp ảnh ông « qui họach », vì lúc ấy tôi không ưa hắn. Hắn đã đuổi những người ấy về một vùng ven xa xôi, về một vùng đất hoang tạm bợ. Một người đàn bà đưa cho tôi một bức thư và những bức ảnh : con gái của bà đang ở Lyon với gia đình cha mẹ nuôi, cô ta đang cưỡi ngựa. Nụ cười rạng rỡ, rồi một đám đông kéo đến vây lấy tôi.Tôi bấm máy liên tục, vì đó là Việt Nam!
Quận 6, tôi nhận ra một bé gái đang ăn cua ngay vừa nghịch trong dòng nước kênh đen ngòm, trôi lềnh bềnh những túi ni-lông giữa đám rác thải và những vật uế khác. Tôi ở đó, chăm chú, cố gắng tìm kiếm một cái nhìn để chia sẻ cảm thông. Bên cạnh tôi, một người đàn bà đứng trước cái lò than, chuẩn bị những cái bánh xèo nhân thịt, tôm và giá, cô con gái mời tôi một quả dừa, ở đây mọi người đều có cái để ăn. Chỉ một loáng, một đám nhóc tì vây quanh tôi, chúng rủ tôi cùng thi bắn bi.Tôi bấm máy không ngừng, vì đó là Việt Nam!
Xa xa hơn một chút theo dọc con kênh, tôi gặp một bà già kỳ lạ, bà có một nụ cười thật cởi mở, nhưng trên khắp cơ thể bà mọc đầy những cái mụn mủ lớn. Trẻ con thì muốn chụp hình, bà liền tạo dáng một cách rất tự tin. Tuy nhiên, đây là lần đầu bà được chụp hình, bà muốn gặp lại tôi vào chủ nhật này tại nhà mình, có cả em trai bà, muốn tôi chụp hình không phải cho bà, mà chỉ cho tôi, thế thôi. Bà không muốn xem ảnh mình, bà đã có đi khám bệnh một lần khi bà được 20 tuổi, nhưng không ai biết bệnh gì.Tôi bấm máy không ngừng, vì đó là Việt Nam!
Quận 8, dưới gầm một chiếc cầu sắt, trú ngụ vài gia đình rất nghèo, tại đây có một ánh sáng huyền ảo buổi hoàng hôn và những đứa trẻ hưởng ứng cùng tôi. Tôi cảm nhận rõ xe máy đang chạy qua chạy lại cách đầu mình chừng hai mét. Các chị đang chơi số đề, tôi rất vui được chia sẻ những tràng cười với họ. Tôi trở về mang theo những quả dưa hấu, lòng như mở hội.Tôi bấm máy không ngừng, vì đó là Việt Nam!
Đêm xuống, trước một ngôi nhà cũ nằm kẹp giữa hai căn nhà mới xây, xe tôi chết máy, đường bị ngập. Nước là nguồn sống ư? Không phải thứ nước này! Hệ thống kênh mương không đủ công suất và triều cường là nguyên nhân gây ngập úng, làm cho nhà cửa dễ hư hại và không gian công cộng xuống cấp nhanh. Nhưng thôi! Tôi đã đến đây, tôi sẽ ở lại. Trong vòng vài phút, hàng trăm chiếc xe máy bị lọt tròng, nhưng mọi người vẫn giữ nụ cười và qua ống kính, tôi có cảm giác rằng mình đã phát hiện ra một công viên nước mới. Các cô gái trong quán bar đứng đó ngắm nhìn cảnh tượng, một em bé bán vé số rãnh rỗi đang cố thu hút sự chú ý của chị bán bong bóng bay.Tôi bấm máy không ngừng, vì đó là Việt Nam!
7 giờ tối, tôi trở về khách sạn, xe cộ chen chút nhau, và khói bụi làm tôi rát mắt. Vẫn còn có thể dừng lại chỗ này chỗ nọ, nhưng tôi phải nhanh chóng lưu lại một nghìn tấm ảnh đã chụp trong ngày.Và tôi hẹn ngày mai lại đến với cái thường nhật của những người vô danh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Jean-Marc
TP. Hồ Chí Minh 2008
Sách của tôi vì lợi ích của các hiệp hội giúp đỡ trẻ em mồ côi ở miền Nam Việt Nam
My books for the benefit of associations helping orphaned children in South Vietnam
Sách [2007/2013]
Sách [2008]
Sách [2009]
Sách [2012]
Sách [2013]
Nhiếp ảnh gia người Pháp Jean-Marc rất say mê Việt Nam và chia sẻ quan điểm của mình về người Việt Nam với chúng tôi.
Nhiều nhiếp ảnh gia phải chịu áp lực của một sự kiện, chủ thể lo lắng thường là do không thể hiểu được ánh sáng. Làm việc một mình, thoát khỏi mọi ràng buộc kỹ thuật, Jean-Marc Verrier tạo ra những bức ảnh đường phố, giống như những người khác tạo ra những bức ảnh nhân tạo trong một studio ảnh. Nó hiển thị khuôn mặt con người bằng cách khuếch tán màu sắc và ánh sáng tự do.
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần sự sáng tạo trong thế giới kỹ thuật số xung quanh mình. Jean-Marc tập trung sự chú ý của chúng tôi vào cuộc sống hàng ngày của những người vô danh, theo một lôgic năng động và gợi mở vào những thời điểm khi cái nhìn trở nên chân thực.
Với tình cảm và sự tôn trọng dành cho người khác, anh đã xuống đường để bắt gặp những trái tim và nụ cười thiên thần của người Việt Nam.
French photographer Jean-Marc is passionate about Vietnam and shares his view of the Vietnamese people with us.
Many photographers are under the pressure of an event, subject anxiety is often caused by an inability to understand light. Working alone, freed from all technical constraints, Jean-Marc Verrier creates street photos, like others create artificial images in a photo studio. It shows the human face by freely diffusing color and light.
More than ever, we need creativity in the digital world around us. Jean-Marc focuses our attention on the daily life of anonymous people, in a dynamic and evocative logic at times when the gaze becomes authentic.
With emotion and respect for others, he took to the streets to meet the hearts and angelic smiles of the Vietnamese.
TP. Hồ Chí Minh
Cần Thơ
Trò chuyện với tôi thật dễ dàng / Chat with me it is easy